Những nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ và cách điều trị
- Danh mục: Chăm sóc tóc
Bạn có đang nghĩ rụng tóc chỉ là vấn đề của nam giới? Nếu có thì đó hoàn toàn sai lầm, 40% người bị rụng tóc tạm thời hoặc thường xuyên đều là phụ nữ. Một số người bị rụng tóc cả đầu, trong khi số khác rụng tóc theo từng mảng, một vài trường hợp lại bị hói rõ rệt ở đỉnh đầu. Phụ nữ hiếm khi bị đường chân tóc hớt ra sau trán giống như tình trạng hói ở nam giới.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra rụng róc ở nữ giới và cách phòng ngừa thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sơ lược về tóc
1. Vòng đời của tóc kéo dài bao lâu?
Trên da đầu trung bình có 100.000 sợi tóc, mỗi sợi tóc được mọc ra từ 1 nang tóc. Vòng đời của tóc kéo dài từ 2 đến 6 năm, khi những sợi tóc cũ bị lão hóa và rụng đi, tóc mới sẽ nhanh chóng mọc ra để thay thế, và một chu kỳ nữa lại bắt đầu. Tại một thời điểm nhất định nào đó, thì trên đầu chúng ta luôn có 85% tóc đang phát triển, và phần còn lại đang ở giai đoạn ngừng phát triển.
2. Số lượng tóc rụng bao nhiêu thì coi là bình thường?
Khi tóc chuyển sang giai đoạn ngừng phát triển sẽ rụng thường xuyên nên hầu hết mọi người đều rụng từ 50-100 sợi mỗi ngày. Thường thì bạn sẽ thấy vài sợi tóc rụng trên lược, gối hay vai áo. Trường hợp rụng tóc bất thường, có thể phát hiện thấy tóc đột ngột rụng từng mảng khi chải, gội đầu hoặc tạo kiểu. Khi gặp tình trạng này, nên gặp bác sĩ sớm để phát hiện ra nguyên nhân và có những giải pháp điều trị kịp thời.
3. Đo độ rụng tóc ở nữ giới.
Người ta thường sử dụng thang chia độ Savin scale để xếp loại độ dày tóc từ bình thường đến hói. Nhiều chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền và tuổi tác đóng vai trò quan trọng đối với chứng rụng tóc. Tóc có thể rụng ở khắp đầu, nhiều nhất là vùng dọc theo đỉnh đầu. Rất hiếm gặp trường hợp chân tóc hớt ra sau trán ở phụ nữ (giống như hói đầu ở nam giới)
Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới.
Chứng rụng tóc ở phụ nữ có thể do khoảng 30 bệnh gây ra, bên cạnh đó thói quen hay chăm sóc tóc hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân. Đôi khi ta lại không tìm được một nguyên nhân cụ thể nào. Thường thì các chuyên gia về rụng tóc khuyên rằng nên làm xét nghiệm dò tìm các vấn đề về tuyến giáp và mất cân đối hooc-môn để tìm nguyên nhân.
1. Rối loạn chức năng tuyến giáp.
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm, kích thước bằng hai ngón tay cái, nằm ở phía trước khí quản. Tuyến giáp làm nhiệm vụ sản sinh hooc-môn điều chỉnh nhiều quá trình phát triển khắp cả cơ thể. Nếu tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít hooc-môn thì chu kỳ phát triển của tóc sẽ không bình thường nữa. Nhưng rụng tóc hiếm khi là dấu hiệu duy nhất do vấn đề tuyến giáp gây ra. Các nguyên nhân khác gồm tăng hoặc giảm cân bất thường, nhạy cảm với thời tiết nóng hoặc lạnh, nhịp tim thay đổi.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang.
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, cơ thể tiết ra nhiều hoóc-môn nam hơn bình thường, làm cho lông mọc nhiều hơn trên mặt và cơ thể, trong khi đó tóc lại mọc thưa hơn. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể dẫn đến các vấn đề về rụng trứng, mụn trứng cá, và tăng cân. Nhưng đôi khi rụng tóc là một dấu hiệu rõ rệt duy nhất.
3. Chứng rụng tóc từng vùng.
Chứng rụng tóc từng vùng làm tóc rụng nhiều thành mảng khiến người ta giật mình, sửng sốt. Nguyên nhân là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các nang tóc khỏe. Trong hầu hết các trường hợp thì tổn thương thường không lâu dài. Những mảng tóc rụng thường sẽ mọc lại trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
4. Bệnh Ecpet mảng tròn.
Khi da đầu bị bệnh ecpet mảng tròn, nấm sẽ làm rụng tóc với đặc trưng là nhiều mảng hói tròn, ngứa. Những vùng hói có thể đầy vảy và đỏ lên. Bệnh ecpet mảng tròn trên da đầu được điều trị bằng thuốc diệt nấm. Nấm dễ dàng phát tán bằng cách tiếp xúc, vì vậy cần phải cẩn thận để tránh lây lan cho những người xung quanh.
5. Quá trình sinh nở.
Một số phụ nữ có thể nhận thấy tóc của mình có vẻ dày hơn trong suốt quá trình thai nghén. Đó là nhờ nồng độ cao của các hoóc-môn giữ cho tóc ngừng phát triển không bị rụng như bình thường. Tiếc là, khoảng thời gian đó lại không dài. Sau khi sinh, hàm lượng hoóc-môn trở về bình thường thì những mớ tóc ấy lại rụng đi một cách nhanh chóng, tóc rụng cùng 1 lúc rất nhiều làm cho người ta phải kinh ngạc. Có thể phải mất đến 2 năm thì tóc mới có thể trở lại bình thường.
6. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
Tác dụng phụ ít được biết đến của thuốc tránh thai là nó có thể gây rụng tóc. Các hoóc-môn ngăn rụng trứng có thể làm rụng tóc ở một số phụ nữ, nhất là ở những người có tiền sử gia đình bị rụng tóc. Đôi khi chứng rụng tóc lại bắt đầu khi bạn ngưng không sử dụng thuốc tránh thai nữa. Nhiều thuốc khác có liên quan đến rụng tóc gồm thuốc làm loãng máu và thuốc trị cao huyết áp, trị bệnh tim, trị viêm khớp, và trị trầm cảm.
7. Ăn kiêng thái quá.
Với một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, có thể bạn sẽ mất đi cân nặng như mong muốn, nhưng kéo theo đó, bạn cũng mất rất nhiều thứ khác. Người ta có thể phát hiện tóc rụng từ 3-6 tháng sau khi giảm cân, nhưng tóc sẽ tự mọc lại khi cơ thể hồi phục. Thiếu protein hoặc thừa vitamin A là nguyên nhân làm tóc rụng.
8. Buộc tóc cao và quá chặt.
Tết tóc hoặc buộc tóc cao, chặt có thể gây kích thích da đầu và làm rụng tóc, điều đó hoàn toàn là sự thực. Bạn nên biết rằng sử dụng các kiểu tóc này lâu dài có thể làm tổn thương da đầu và gây rụng tóc mãn tính.
9. Điều trị ung thư.
Rụng tóc là tác dụng phụ rất tệ hại của hai loại điều trị ung thư, điều trị bằng hoá trị liệu và bằng bức xạ. Khi dò tìm để giết hết các tế bào ung thư thì cả hai phương pháp điều trị trên có thể gây hại đến cho nang tóc, làm rụng tóc dữ dội. Nhưng tổn thương này hầu như luôn xảy ra, khi không sử dụng liệu pháp này nữa thì tóc sẽ mọc lại bình thường.
10. Stress.
Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm rụng tóc rất nhiều một cách đột ngột, chẳng hạn như khi bị bị bệnh nặng hay phẫu thuật, chấn thương…Khi gặp phải vấn đề trên, một số lượng lớn tóc sẽ chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn ngừng phát triển và rụng đi sau khoảng 3 đến 6 tháng tiếp theo.
Điều trị rụng tóc ở nữ giới
1. Dùng thuốc.
Tổ chức FDA đã cho phép sử dụng Minoxidil (Rogaine) để chữa rụng tóc ở phụ nữ. Loại thuốc này có thể làm chậm hoặc ngưng rụng tóc ở hầu hết phụ nữ và có thể giúp cho tóc mọc trở lại. Khi ngừng sử dụng thì Minoxidil (Rogaine) không còn tác dụng nữa. Đối với những phụ nữ bị rụng tóc từng vùng thì corticosteroid có thể giúp cho tóc mọc trở lại. Nếu bạn bị rụng tóc do căng thẳng về thể chất, tinh thần hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng thì tóc thường tự mọc trở lại khi cơ thể phục hồi, khỏe mạnh.
2. Dùng các thiết bị laser.
Các thiết bị laser có thể làm kích thích mọc tóc, có thể điều trị tại phòng khám hoặc cũng có những thiết bị cầm tay để điều trị ngay tại nhà. Phải mất từ 2 đến 4 tháng mới có thể thấy được kết quả từ phương pháp này.
3. Phẫu thuật cấy ghép tóc.
Là việc di chuyển tóc ở những vùng cho tóc đến các vùng da đầu có tóc thưa. Vấn đề là kiểu hói của nữ làm tóc rụng khắp đầu, nên những vùng tóc cho có thể bị giới hạn. Ngoại trừ trường hợp là phụ nữ bị hói kiểu nam hoặc bị rụng tóc do tổn thương gây ra.
Khắc phục hậu quả của bệnh rụng tóc
Bạn có thể nhờ sự tư vấn của các nhà tạo mẫu tóc để tạo những kiểu tóc phù hợp, giúp che đi những vùng tóc bị rụng. Sản phẩm tạo dáng cho tóc thưa có thể giúp che được vùng tóc rụng. Bên cạnh đó các loại mỹ phẩm dành cho tóc xơ sừng cũng có thể được sử dụng. Bạn nên rắc sản phẩm lên mảng da đầu thưa tóc, lực tĩnh điện làm cho tóc trở nên dày hơn ở khu vực đó.
Làm sao để thích nghi với tình trạng rụng tóc?
Thích nghi với tình trạng rụng tóc là thử thách đối với hầu hết phụ nữ. Nếu vùng da đầu bị rụng tóc, bạn nên mang tóc giả, mang khăn choàng cổ, hoặc đội nón mũ để che đi chỗ hói của mình. Những lọn tóc giả chất lượng tốt lúc nào cũng mang lại cảm giác thoải mái. Nếu tình trạng rụng tóc làm cản trở công việc hoặc làm cho cuộc sống giao tiếp xã hội của bạn hoặc làm cho bạn có cảm giác không thoải mái, phải miễn cưỡng khi ra khỏi nhà, thì bạn nên nghĩ đến việc nói chuyện với một chuyên gia về tóc rụng.